Url Là Gì? Tổng Quan Về URL Từ A-Z

URL chắc hẳn là một khái niệm quen thuộc mà chúng ta bắt gặp hàng ngày khi truy cập Internet. Nhưng liệu bạn có thực sự hiểu URL là gì? và cách nó hoạt động để dẫn bạn đến đúng nội dung mong muốn trên mạng hay chưa? Nếu đang cũng đang là thắc mắc của bạn thì đừng bỏ qua bài viết này của Agency Đà Nẵng nhé!

Url Là Gì?

URL (Uniform Resource Locator) là thuật ngữ dùng để chỉ địa chỉ của một tài nguyên cụ thể trên Internet. Đây là cách để định vị và truy cập các tài nguyên trên mạng, từ các trang web, tài liệu HTML, hình ảnh, video cho đến các tệp tin như PDF hay CSS. Nói cách khác, URL là một định danh duy nhất giúp người dùng và trình duyệt tìm đến đúng tài nguyên mà họ cần.

Một URL thường chứa nhiều thành phần khác nhau. Trong đó, hostname (tên miền) là phần được ánh xạ với một địa chỉ IP cụ thể – tương tự như việc sử dụng tên người thay cho số điện thoại. Hệ thống tên miền (DNS) hoạt động như một “danh bạ điện thoại số”, giúp chuyển đổi hostname sang địa chỉ IP để trình duyệt hoặc máy chủ có thể xử lý yêu cầu một cách chính xác.

Url là gì? Hiểu về Url 
Url là gì? Hiểu về Url

Công Dụng Của URL

Sau khi tìm hiểu về URL thì công dụng của URL là gì? Một trong các công dụng chính của URL chính là địa chỉ để xác định vị trí của một tài nguyên trên internet. Ngoài ra, URL còn một số công dụng khác như:

  • Hỗ trợ điều hướng: URL cho phép người dùng di chuyển dễ dàng giữa các trang web hoặc tài nguyên khác nhau như hình ảnh, video, âm thanh,… bằng cách nhấp vào liên kết hoặc nhập địa chỉ URL. Ví dụ: khi nhấp vào liên kết này https://agencydanang.com/ bạn sẽ truy cập vào trang chủ của Agency Đà Nẵng, hoặc bạn có thể nhập địa chỉ agencydanang.com hay https://agencydanang.com/ vào trình duyệt web.
  • Tối ưu trải nghiệm người dùng: URL thân thiện với người dùng sẽ giúp cải thiện trải nghiệm, tăng khả năng truy cập và hỗ trợ công cụ tìm kiếm hiểu rõ nội dung của trang, từ đó nâng cao thứ hạng SEO cho trang web của bạn. Bên cạnh đó, người dùng còn có thể đánh dấu hoặc lưu các trang web quan trọng để dễ dàng sử dụng cho sau này thông qua Bookmark Tab.
  • Chia sẻ tài liệu dễ dàng: Bạn có thể chia sẻ trang web cụ thể để người khác truy cập nhanh chóng, điều này giúp bạn chia sẻ thông tin và tài liệu cần thiết dễ dàng hơn.

Cấu Trúc Cơ Bản Của URL

URL (Uniform Resource Locator) bao gồm ba thành phần chính tạo nên cấu trúc cơ bản, mỗi phần đảm nhiệm một vai trò riêng biệt trong việc định hướng và xử lý thông tin trên Internet. Dưới đây là các thành phần chính trong cấu trúc của một URL:

Giao thức

Phần đầu tiên của URL chính là giao thức, thường được viết dưới dạng http:// hoặc https://. Đây là thành phần quyết định cách trình duyệt giao tiếp với máy chủ của trang web và cũng là phần quen thuộc nhất. Nhưng có lẽ trong mỗi chúng ta thường nghĩ rằng phần này không mấy quan trọng, vì bạn vẫn có thể truy cập vào trang web nếu không nhập giao thức. 

Ví dụ: Bạn có thể nhập agencydanang.com thay vì phải nhập https://agencydanang.com.

Tuy nhiên, phải có phần giao thức này thì URL mới có thể hoạt động. Vậy http:// với https:// khác nhau như thế nào?

  • HTTP (HyperText Transfer Protocol): Giao thức truyền tải siêu văn bản, được sử dụng phổ biến trước đây.
  • HTTPS (HyperText Transfer Protocol Secure): Phiên bản nâng cấp của HTTP với lớp bảo mật mã hóa, giúp bảo vệ thông tin người dùng và đảm bảo kết nối an toàn.
Cấu trúc cơ bản của URL là gì?
Cấu trúc cơ bản của URL là gì?

Tên miền

Tên miền là phần dễ nhận biết nhất trong URL, nó nằm ngay sau giao thức. Đây là địa chỉ định danh của một trang web cụ thể, giúp người dùng truy cập trực tiếp vào trang web đó.

Ví dụ: Trong URL https://agencydanang.com, tên miền là agencydanang.com.

Tên miền được tạo thành từ hai phần nhỏ hơn, đó chính là tên trang web và tên miền (LTD):

  • Tên miền phụ (Subdomain): Định danh duy nhất của trang web thường là tên doanh nghiệp, ví dụ như “agencydanang”.
  • Tên miền cấp cao nhất (Top-Level Domain): Phần mở rộng như .com, .vn, .org, thường thể hiện loại hình hoặc khu vực của trang web. Đối với nhiều trang web, thì sử dụng tên miền “.com” là lựa chọn tốt nhất.

Đường dẫn

Phần cuối cùng của URL là đường dẫn, nằm sau tên miền cấp cao nhất. Đây là chỉ hướng cụ thể để trình duyệt truy cập vào một trang, tệp hoặc nội dung cụ thể trên website. Đường dẫn giúp chỉ định vị trí của nội dung trong cấu trúc website, đưa người dùng đến đúng nội dung mong muốn mà không cần phải tìm kiếm thủ công từ trang chủ.

Ví dụ: Trong URL https://agencydanang.com/landing-page-la-gi/, thì phần đường dẫn sẽ là landing-page-la-gi/.

Thì bạn có thể hiểu là đường dẫn trên sẽ đưa bạn đến bài viết Landing Page Là Gì? Điều Cần Biết Để Triển Khai Hiệu Quả.

URL Hoạt Động Như Thế Nào? 

Khi bạn nhập một URL vào thanh địa chỉ trình duyệt hoặc nhấp vào một liên kết, một chuỗi quy trình phức tạp sẽ diễn ra để đưa nội dung từ máy chủ đến màn hình của bạn. Dưới đây là các bước cơ bản giúp bạn hiểu cách URL hoạt động:

Dịch tên miền thành địa chỉ IP

Bước đầu tiên trong quá trình này là trình duyệt gửi yêu cầu đến hệ thống DNS (Domain Name System). DNS hoạt động như một “cuốn danh bạ” của Internet, giúp dịch tên miền (ví dụ: example.com) thành địa chỉ IP tương ứng (ví dụ: 192.168.1.1). Địa chỉ IP này là nơi máy chủ lưu trữ tài nguyên mà URL chỉ định.

Gửi yêu cầu đến máy chủ web

Sau khi có được địa chỉ IP, trình duyệt gửi một yêu cầu HTTP hoặc HTTPS đến máy chủ web. Yêu cầu này bao gồm thông tin về tài nguyên mà người dùng muốn truy cập, chẳng hạn như đường dẫn (path) và tham số truy vấn (query parameters) có trong URL.

Máy chủ xử lý yêu cầu

Khi nhận được yêu cầu từ trình duyệt, máy chủ sẽ phân tích URL để xác định tài nguyên cụ thể cần cung cấp. Tài nguyên này có thể là một trang HTML, hình ảnh, video, hoặc các tệp tin khác.

Phản hồi từ máy chủ

Máy chủ chuẩn bị tài nguyên được yêu cầu và gửi phản hồi lại trình duyệt dưới dạng mã HTML, CSS, hoặc JavaScript. Nếu tài nguyên không tồn tại hoặc có lỗi, máy chủ sẽ trả về mã lỗi tương ứng, chẳng hạn như 404 (không tìm thấy).

Hiển thị nội dung trên trình duyệt

Trình duyệt nhận phản hồi từ máy chủ và bắt đầu xử lý. Nó phân tích mã HTML, tải các tài nguyên bổ sung như hình ảnh hoặc tệp CSS, và hiển thị nội dung cuối cùng lên màn hình để người dùng tương tác.

Cơ chế hoạt động của Url là gì?
Cơ chế hoạt động của Url là gì?

Hướng Dẫn Cách Tối Ưu URL

Tối ưu hóa URL là một bước quan trọng trong SEO, giúp cải thiện thứ hạng trang web trên công cụ tìm kiếm và nâng cao trải nghiệm người dùng. Để tối ưu URL bạn có thể tham khảo dịch vụ thiết kế website của Agency Đà Nẵng hoặc tham khảo một số phương pháp dưới đây:

  • Giữ URL ngắn gọn và dễ đọc: URL nên được thiết kế sao cho người dùng có thể dễ dàng đọc và hiểu. Tránh sử dụng các ký tự đặc biệt, số và mã hóa không cần thiết trong URL. Theo một số chuyên gia, URL của một bài viết hay trang trên website chỉ nên gói gọn trong 10 từ hoặc 96 ký tự.
  • Sử dụng từ khóa chính: Đảm bảo rằng URL của bạn chứa từ khóa chính liên quan đến nội dung trang web. Điều này giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung của trang và tăng khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng từ khóa chính một lần trong URL để tránh lặp lại và làm cho URL trở nên dài dòng.
  • Sử dụng dấu gạch ngang để phân tách từ: Thay vì sử dụng dấu cách trong URL, hãy sử dụng dấu gạch ngang để phân tách các từ. Điều này giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận diện và hiểu cấu trúc URL của bạn.
  • Tránh sử dụng các ký tự đặc biệt: URL không nên chứa các ký tự đặc biệt như &, %, ?, = và các thẻ HTML. Hãy sử dụng các từ thay thế hoặc mã hóa URL nếu cần để đảm bảo tính thân thiện và dễ đọc của URL.
  • Chuyển đổi URL động thành URL tĩnh: URL tĩnh thường dễ đọc và thân thiện với công cụ tìm kiếm hơn so với URL động chứa các ký tự như “?, #, =, @, %, $…”. Việc chuyển đổi này giúp cải thiện khả năng SEO của trang web.
  • Sử dụng chữ thường trong URL: Đa số các URL nên được viết bằng chữ thường để mang lại hiệu quả cao. Việc này giúp tránh nhầm lẫn và đảm bảo tính nhất quán trong cấu trúc URL của bạn.
Cách tối ưu URL
Cách tối ưu URL

Hiểu rõ được “URL là gì?” sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về cách Internet vận hành, từ cấu trúc, tính năng cho đến khả năng tối ưu hóa trải nghiệm duyệt web. Mong rằng tin tức mà Agency Đà Nẵng cung cấp trong bài viết này đã giúp bạn đạt được điều đó. Hãy tận dụng tối đa kiến thức này để sử dụng công nghệ một cách hiệu quả nhất.

Chia sẻ:

Bài viết liên quan

Tin Tức Website

8 Lợi Ích Của Internet: Công Cụ Kết Nối Không Thể Thiếu

Trong kỷ nguyên số, Internet không chỉ là một công...

Tin Tức Website

Url Là Gì? Tổng Quan Về URL Từ A-Z

URL chắc hẳn là một khái niệm quen thuộc mà...

Tin Tức Website

Landing Page Là Gì? Điều Cần Biết Để Triển Khai Hiệu Quả

Có thể bạn đã từng nghe đến thuật ngữ “Landing...

Quản trị website

Sitemap Là Gì? Hướng Dẫn Tạo Và Khai Báo Sitemap Với Google

Thuật ngữ sitemap là gì? Làm thế nào để tạo...

Tin Tức Website

Máy Tìm Kiếm Là Gì? Top 7+ Công Cụ Tìm Kiếm Mà Bạn Không Nên Bỏ Qua

Chắc chắn bạn không thể không biết đến những công...

Tin Tức Website

DNS Là Gì? Chi Tiết Về Cách Hoạt Động Và Các Loại Dns Phổ Biến

Internet rộng lớn như một đại dương và DNS chính...

Tin Tức Website

B2E Là Gì? Cách Hoạt Động Của Mô Hình Business To Employee

B2E (Business-to-Employee) là mô hình thương mại điện tử được...

Tin Tức Website

Sapo Là Gì? Cách Triển Khai Sapo Hấp Dẫn Nhất

Bên cạnh một tiêu đề hấp dẫn để thu hút...

Xem thêm