Koc Là Gì? Tại Sao Koc Đang Trở Thành Xu Hướng Tiếp Thị?

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đang chuyển hướng đầu tư mạnh vào KOC (Key Opinion Consumer) thay vì chỉ tập trung vào KOLs hay Celebrities như trước. Sự thay đổi này phản ánh xu hướng tiếp thị mới, khi KOC, với những đánh giá chân thật từ người tiêu dùng thực tế, đang chiếm lĩnh lòng tin của khách hàng và mang lại hiệu quả cao trong các chiến dịch marketing. Nếu chưa hiểu rõ KOC là gì thì nhất định không thể bỏ qua bài viết hấp dẫn sau đây của Agency Đà Nẵng!

KOC Là Gì?

Đầu tiên, các bạn cần phải hiểu thế nào là KOC. Đây là tên viết tắt của Key Opinion Consumer, là những người tiêu dùng chủ chốt có sức ảnh hưởng nhờ vào trải nghiệm thực tế với sản phẩm hoặc dịch vụ. Họ không chỉ dừng lại ở việc sử dụng sản phẩm mà còn chia sẻ những đánh giá khách quan, chân thật thông qua các nền tảng như Facebook, TikTok, YouTube hay blog cá nhân. Chính sự chân thực và gần gũi này giúp KOC nhanh chóng thu hút sự tin tưởng từ cộng đồng và tác động mạnh mẽ đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

Xu hướng KOC bắt đầu nổi lên từ Trung Quốc vào năm 2019 và nhanh chóng lan rộng ra các nước châu Á, phương Tây, trở thành kênh tiếp thị hiệu quả trên mạng xã hội. Tại Việt Nam, có hàng loạt cái tên KOC nổi bật như Kiên Review, Call Me Duy, Châu Muối, BabyKopo Home,… đã và đang thu hút sự quan tâm lớn từ người tiêu dùng nhờ những đánh giá chân thật và hữu ích.

Như vậy, KOC là những người tiêu dùng thực tế, trực tiếp trải nghiệm sản phẩm và chia sẻ cảm nhận một cách chân thực, gần gũi. Điều này giúp khách hàng có góc nhìn rõ ràng, cụ thể hơn trước khi đưa ra quyết định mua hàng.

KOC Là Gì?
KOC Là Gì?

Vai Trò Quan Trọng Trong Marketing Của KOC Là Gì?

Kết hợp KOC vào chiến lược marketing là xu hướng mới mà các doanh nghiệp không nên bỏ qua, bởi vì chúng mang lại hiệu quả tuyệt vời vượt ngoài mong đợi. Vậy vai trò của KOC là gì trong marketing? 

Tăng cường niềm tin thương hiệu

Vai trò đầu tiên mà KOC mang tới chính là hỗ trợ xây dựng lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu một cách vượt trội thông qua những đánh giá chân thật, gần gũi về sản phẩm hoặc dịch vụ. Những trải nghiệm thực tế được chia sẻ từ KOC giúp khách hàng có cái nhìn rõ ràng và đáng tin cậy hơn, từ đó đưa ra quyết định mua hàng một cách tự tin và chính xác. 

Đặc biệt, những phản hồi tích cực còn giúp thương hiệu tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp, đáng tin trong mắt người tiêu dùng, thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ một cách hiệu quả.

Lan tỏa thông tin mạnh mẽ

Tiếp theo đó, với sức ảnh hưởng của mình, KOC có khả năng lan tỏa thông tin một cách rộng rãi thông qua các nền tảng mạng xã hội phổ biến với người dùng như Facebook, TikTok, Instagram, YouTube hay blog cá nhân. Những chia sẻ dưới dạng video, hình ảnh hoặc bài viết dễ dàng tiếp cận với một lượng lớn khách hàng tiềm năng, giúp thương hiệu và sản phẩm trở nên phổ biến hơn. Điều này mang lại hiệu ứng quảng bá tự nhiên, nhanh chóng và hiệu quả.

Tác động mạnh mẽ đến quyết định mua hàng

Từ những chia sẻ của các KOC dựa trên trải nghiệm thực tế không chỉ giúp khách hàng có được thông tin chi tiết, chân thực về sản phẩm mà còn truyền cảm hứng cho hành vi mua sắm. KOC không mang tính “quảng cáo” quá mức như KOL hay Celebrities, mà thay vào đó là những cảm nhận mộc mạc, gần gũi. Chính yếu tố này khiến khách hàng dễ đồng cảm và tin tưởng, từ đó ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua hàng.

Giảm thiểu chi phí quảng cáo

Một lợi ích quan trọng khác khi sử dụng KOC là về vấn đề chi phí quảng cáo. Đây thực sự là một giải pháp tiết kiệm chi phí đáng kể cho doanh nghiệp. Những bài chia sẻ từ KOC khi lan tỏa rộng rãi trên mạng xã hội có thể thu hút hàng ngàn người quan tâm mà không cần chi trả khoản phí quảng cáo khổng lồ. Dù mức độ chuyên nghiệp của KOC không bằng KOL, nhưng hiệu quả về mặt tiếp cận và chuyển đổi khách hàng lại vô cùng ấn tượng nhờ tính chân thật và gần gũi.

KOCs giúp giảm thiểu chi phí quảng cáo
KOCs giúp giảm thiểu chi phí quảng cáo

Xem thêm một số tin tức marketing hấp dẫn khác như:

Cách Triển Khai Chiến Dịch KOCs Thành Công

KOCs nổi tiếng là thế nhưng bạn đã biết bí quyết nào giúp triển khai thành công một chiến dịch KOC marketing hay không? Nếu chưa thực sự hiểu rõ hãy tham khảo ngay công thức sau đây.

Xem xét, lựa chọn những KOC phù hợp nhất với thương hiệu

Bước quan trọng nhất trong chiến lược KOC Marketing mà nhiều người thường hay không xem trọng đó là việc xác định đúng Key Opinion Customer. Hãy luôn nhớ rằng, họ là những người sẽ trực tiếp truyền tải thông điệp, hình ảnh và giá trị thương hiệu của bạn đến nhóm khách hàng mục tiêu. Chính vì thế, việc lựa chọn KOC cần dựa trên sự cân nhắc kỹ lưỡng theo các tiêu chí sau:

  • Quy mô, độ tương tác của người tiêu dùng: Đầu tiên, hãy kiểm tra số lượng người theo dõi của KOC tiềm năng và mức độ tương tác của họ với cộng đồng. Những bài viết, video, hay hình ảnh của họ có nhận được nhiều bình luận, lượt thích, hay chia sẻ không? Dĩ nhiên, tương tác càng cao, khả năng lan tỏa thông điệp càng lớn.
  • Mức độ phù hợp về giá trị và thông điệp mà doanh nghiệp hướng tới: Đảm bảo rằng KOC chia sẻ những giá trị tương đồng với thương hiệu của bạn. Họ có thường xuyên chia sẻ nội dung liên quan đến lĩnh vực bạn kinh doanh không? Các bài viết quảng bá của họ có tạo được sự tin tưởng từ người tiêu dùng không?

Khuyến khích phản hồi từ quý khách hàng

Không quên tạo không gian trên các nền tảng kinh doanh trực tuyến của bạn để người dùng dễ dàng để lại đánh giá và chia sẻ trải nghiệm về sản phẩm. Đây chính là cách tuyệt vời để bạn phát hiện ra những KOC tiềm năng – Những người thực sự yêu thích và có niềm tin vào sản phẩm của bạn.

Trên các trang đánh giá, diễn đàn hoặc phần phản hồi khách hàng sẽ cho chúng ta cơ hội để bạn nhận diện các KOC “ẩn mình” trong cộng đồng. Tận dụng các phản hồi tích cực để tiếp cận, xây dựng mối quan hệ và mời họ tham gia vào chiến dịch.

Tặng quà để tạo sự gắn kết với KOC, bày tỏ sự cảm ơn

Việc tặng quà thực sự là một cách khéo léo để tri ân và xây dựng mối quan hệ bền vững với KOC. Rất đơn giản, bạn có thể gửi sản phẩm mẫu, voucher giảm giá, hoặc các gói dùng thử cá nhân hóa để họ trải nghiệm thực tế.

Những món quà này không chỉ thể hiện sự tôn trọng mà còn giúp KOC hiểu rõ hơn về giá trị sản phẩm của bạn, từ đó dễ dàng chia sẻ cảm nhận chân thực với cộng đồng. Khi KOC cảm thấy hài lòng và được đánh giá cao, họ sẽ mang lại lượng truy cập đáng kể cũng như tăng cường uy tín cho thương hiệu.

Cách triển khai chiến dịch KOC thành công
Cách triển khai chiến dịch KOC thành công

Làm Thế Nào Để Đo Lường Hiệu Quả Của Chiến Dịch KOC Marketing

Để biết được chiến dịch KOC mà doanh nghiệp tạo ra có thành công và có được xem là hiệu quả hay không thì hãy quan tâm đến các vấn đề như sau.

Lượt tiếp cận, mức độ tương tác 

Dành cho những ai chưa biết, lượt Reach (tiếp cận) và Engagement (mức độ tương tác) là hai chỉ số cốt lõi vô cùng quan trọng trong chiến dịch KOC Marketing. Đối với Reach, nó phản ánh mức độ phổ biến của nội dung KOCs tạo ra trên các nền tảng, giúp bạn biết được bài viết hoặc video đã tiếp cận bao nhiêu người. Khi chỉ số này cao, chứng tỏ nội dung hấp dẫn và có sức lan tỏa.

Còn lại, Engagement đo lường mức độ tương tác, bao gồm lượt like, share, bình luận, và các hành động khác. Nội dung có tương tác cao thường cho thấy hiệu quả trong việc thu hút sự quan tâm của khách hàng. Dựa trên hai chỉ số này, bạn có thể tối ưu hóa loại nội dung và định dạng phù hợp để gia tăng hiệu quả chiến dịch.

Khách hàng mục tiêu

Mặc dù là tiêu chí cốt lõi, nhưng Reach và Engagement chỉ thực sự có giá trị khi chiến dịch tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu. Chính vì thế, phải luôn xác định rõ chân dung khách hàng qua các yếu tố như độ tuổi, vị trí địa lý, hành vi, và nhu cầu. Một khi đã hiểu rõ nhóm đối tượng, bạn có thể tạo nội dung phù hợp để tăng khả năng chốt đơn hàng hiệu quả.

Tần suất thương hiệu được nhắc đến

Ngoài những yếu tố trên, tần suất nhắc đến thương hiệu là yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng chuyển đổi từ cảm xúc đến hành động của khách hàng. Hãy đo lường xem nội dung của KOCs có dẫn đến các bình luận liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ không. Trong trường hợp, nếu thương hiệu chưa được đề cập đủ, cần điều chỉnh nội dung để tăng sự gắn kết.

Phản hồi khách hàng

Cuối cùng, những phản hồi từ khách hàng được chia thành ba nhóm lớn, bao gồm: Mang tính tích cực, tính trung lập và tính tiêu cực. Phân tích những ý kiến này giúp bạn hiểu được cảm nhận của khách hàng về sản phẩm, thương hiệu và nội dung từ KOCs. Dựa trên đó, các bạn có thể rút kinh nghiệm, tối ưu hóa chiến dịch, và lựa chọn KOCs phù hợp hơn trong tương lai.

Đo lường hiệu quả của chiến dịch marketing bằng KOCs
Đo lường hiệu quả của chiến dịch marketing bằng KOCs

Các Yếu Tố Cần Thiết Để Trở Thành KOC Là Gì?

Sau khi đã hiểu rõ khái niệm KOC là gì, vai trò, sự khác nhau giữa KOC và KOL thì đâu là những tố chất, yếu tố cần thiết nhất để trở thành một KOC chuyên nghiệp? 

Hiểu rõ bản thân và đam mê

Khi bắt đầu làm bất cứ một việc gì thì điều cơ bản nhất là các bạn phải biết bản thân là ai, đam mê của mình là gì. Một KOC hiệu quả cần xác định thế mạnh và lĩnh vực yêu thích của mình. Việc tập trung vào một lĩnh vực cụ thể sẽ giúp bạn tạo nên phong cách riêng, nổi bật và thu hút hơn trong thị trường cạnh tranh.

Xác định tệp khách hàng mục tiêu

Tiếp theo, sau khi đã hiểu rõ được niềm đam mê của bản thân thì các bạn phải hiểu rõ đối tượng bạn muốn hướng đến như độ tuổi, sở thích và thói quen. Có như vậy mới có thể giúp bạn tạo ra nội dung phù hợp, đáp ứng nhu cầu và thu hút sự quan tâm của họ.

Kiến thức chuyên môn và trải nghiệm thực tế

Điều quan trọng để trở thành một KOC chất lượng đó là cần có sự am hiểu sâu sắc về sản phẩm hoặc lĩnh vực mà mình đánh giá. Những nhận xét khách quan, chi tiết và chính xác sẽ giúp nâng cao uy tín và xây dựng lòng tin từ cộng đồng.

Sự đam mê và tận tâm

Hãy luôn nhớ rằng sự chân thành và nhiệt huyết với sản phẩm là yếu tố then chốt tạo nên sức ảnh hưởng của KOC. Sự nhiệt tình này giúp bạn tạo ra nội dung đáng tin cậy và truyền cảm hứng mạnh mẽ đến người xem.

Xây dựng niềm tin từ cộng đồng

Điều cuối cùng, sự tín nhiệm từ người theo dõi là nền tảng quan trọng. Chính vì vậy, hãy luôn giữ thái độ khách quan và minh bạch trong các bài đánh giá để tạo ra giá trị và giữ chân khán giả lâu dài.

Các yếu tố cần thiết để trở thành KOC chuyên nghiệp
Các yếu tố cần thiết để trở thành KOC chuyên nghiệp

Tóm lại, qua bài viết trên, bên cạnh việc giải đáp chi tiết khái niệm KOC là gì thì các bạn cũng đã có thêm rất nhiều tin tức hữu ích khác. KOC là một phần quan trọng trong bức tranh tiếp thị hiện đại. Nếu bạn đang tìm kiếm cách xây dựng chiến lược KOC hiệu quả, hãy liên hệ với Agency Đà Nẵng. Chúng tôi cam kết mang đến giải pháp tối ưu, giúp thương hiệu của bạn tiếp cận khách hàng một cách chân thực và bền vững.

Chia sẻ:

Bài viết liên quan

Marketing & SEO

Dịch Vụ SEO Top Trọn Gói – Đảm Bảo Lên Top Hiệu Quả

Dịch vụ SEO Top tại Agency Đà Nẵng ra đời...

Marketing & SEO

Seeding Là Gì? Làm Sao Để Thực Hiện Chiến Lược Seeding Hiệu Quả

Có lẽ Seeding là một thuật ngữ đã không còn...

SEO Top Google

Koc Là Gì? Tại Sao Koc Đang Trở Thành Xu Hướng Tiếp Thị?

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đang chuyển hướng đầu tư...

Marketing & SEO

Traffic Là Gì? Cách Tăng Traffic Website Hiệu Quả

Trong thế giới SEO và marketing trực tuyến, traffic không...

Marketing & SEO

Thế Nào Là Bài Viết Chuẩn SEO? 6 Bước Viết Bài Chuẩn SEO

Bài viết chuẩn SEO hiện đang là khái niệm vô...

Marketing & SEO

Backlink Là Gì? Các Lưu Ý Để Xây Dựng Backlink SEO Hiệu Quả

Nếu bạn đang tìm hiểu về SEO và muốn website...

Marketing & SEO

Top 25+ Công Cụ SEO Hiệu Quả Giúp Website Lên Top Google

SEO (Search Engine Optimization) là quá trình tối ưu hóa...

SEO Top Google

Cách tối ưu Onpage WordPress SEO để đạt điểm Pagespeed tối đa cho website

Pagespeed được coi là một trong những yếu tố quan...

Xem thêm