Sitemap Là Gì? Hướng Dẫn Tạo Và Khai Báo Sitemap Với Google

Thuật ngữ sitemap là gì? Làm thế nào để tạo sitemap website và khai báo với Google? Nếu bạn là một newbie trong lĩnh vực SEO website, chắc hẳn là bạn sẽ thắc mắc như này. Để giúp bạn có thêm kiến thức, trong bài viết hôm nay, Agency Đà Nẵng sẽ dẫn bạn đi khám phá tất tần tật về định nghĩa Sitemap là gì? cũng như cách tạo Sitemap website và khai báo chúng với Google. Vậy nên, đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Sitemap Là Gì?

Sitemap (sơ đồ website) như một bản đồ hướng dẫn để chỉ đường cho các công cụ tìm kiếm. Nó là một tệp XML chứa danh sách các trang, video và các tài nguyên khác trên website của bạn. Tệp này cung cấp thông tin về toàn bộ các trang, video và tệp khác trên website. Sitemap website sẽ giúp các công cụ tìm kiếm như Google hiểu rõ hơn về website của bạn thông qua các thông tin sau:

  • Liệt kê tất cả các trang: Sitemap sẽ liệt kê toàn bộ các trang đang hiện diện trong website của bạn, bao gồm cả trang chủ đến trang con, bài viết, sản phẩm, review,…
  • Mối quan hệ giữa các trang: Sitemap sẽ giúp Google hiểu được mối quan hệ giữa các trang với nhau, ví dụ như trang chủ sẽ dẫn đến các trang con nào, trang nào là trang con của trang nào,…
  • Thông báo về các trang mới hoặc đã cập nhật: Khi bạn thêm vào website một trang mới hoặc cập nhật nội dung của các trang cũ, bạn có thể sử dụng Sitemap để cập nhật và thông báo đến cho Google.
Sitemap là gì?
Sitemap là gì?

Các Loại Sitemap Cho Website Phổ Biến Hiện Nay

Sitemap không chỉ gói gọn trong tệp xml. Trên thực tế, có một số loại sitemap website phổ biến khác sẽ được giới thiệu đến bạn ngay bây giờ:

XML Sitemap

XML Sitemap chính là định dạng sitemap website phổ biến nhất hiện nay, được hầu hết các công cụ tìm kiếm nổi tiếng hỗ trợ. Nó được viết bằng ngôn ngữ lập trình xml và sẽ chứa các thông tin về các trang trên website vô cùng chi tiết, cung cấp một cái nhìn toàn diện về cấu trúc website cũng như mối quan hệ giữa các trang, giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu rõ hơn về trang web để thu thập dữ liệu hiệu quả.

XML Sitemap chính là định dạng sitemap website
XML Sitemap chính là định dạng sitemap website

Cấu trúc của sitemap XML thường bao gồm các phần sau:

Thẻ Chi tiết
<urlset>: Bao gồm toàn bộ tập tin XML Sitemap, <urlset> nghĩa là thẻ tập hợp các url. 
<url> Mỗi url (link) trên website được chứa trong thẻ <url>
<loc> Chứa URL đầy đủ của trang chủ, trang con. Đây là thẻ bắt buộc phải có.
<lastmod> Hiển thị ngày sửa đổi trang cuối cùng, đây là thẻ tùy chọn.
<changefreq> Tần suất cập nhật thông tin của website (always, hourly, monthly,…), đây là thẻ tùy chọn.
<priority> Xác định tần suất quan trọng của các trang, đây là thẻ tùy chọn.

Xem thêm một số bài viết khác để giúp tối ưu website của bạn:

HTML Sitemap

HTML Sitemap được thiết kế để khách truy cập có thể có cái nhìn tổng quan hơn về cấu trúc của trang web. Thông thường, Sitemap HTML sẽ được đặt ở phần footer (chân trang) và hiển thị danh sách các liên kết chuyển hướng (redirect) tới trang chính, trang con và một số nội dung khác của website. HTML Sitemap có thể giúp các công cụ tìm kiếm hiểu về cấu trúc website nhưng loại sitemap này không hữu ích trong việc tối ưu hóa SEO. Để hiểu rõ hơn về cấu trúc của HTML Sitemap, hãy xem qua bảng dưới đây:

Thành phần Chi tiết
Tiêu đề Tiêu đề của mỗi sitemap sẽ mô tả ngắn gọn trang đích.
Mô tả ngắn Cung cấp thông tin về website
Phân cấp  HTML Sitemap được phân cấp dựa vào cấu trúc của trang web, giúp việc định hướng, chuyển hướng dễ dàng hơn.
Tìm kiếm nội bộ Giúp người dùng tìm kiếm thông tin cụ thể trên website

Các loại Sitemap khác

HTML Sitemap và XML Sitemap được phân biệt dựa theo cấu trúc của chúng. Khi phân loại Sitemap theo định dạng, có bốn loại như sau:

  • Image Sitemap: Đây là loại sitemap sẽ chứa đựng các thông tin của các hình ảnh đang được lưu trữ và đăng tải trên trang web. Image Sitemap giúp các hình ảnh trên website của bạn tăng khả năng hiển thị trên Google khi người dùng tìm kiếm.
  • Video Sitemap: Sitemap này sẽ chứa những thông tin đến các video xuất hiện trên website. Việc thêm video sitemap là vô cùng cần thiết vì Google sẽ cần những dạng sitemap này để thu thập những dữ liệu khác của trang web mà sitemap hay các cách tổng hợp bình thường không đáp ứng được.
  • News Sitemap: Loại sitemap này sẽ kiểm soát các nội dung mà bạn muốn hiển thị tại Google News.
  • Mobile Sitemap: Mobile Sitemap sẽ chỉ thực sự cần thiết nếu bạn muốn tối ưu hiển thị, giao diện trang web trên các thiết bị di động. Trên thực tế, theo John Muller, Mobile Sitemap sẽ không tăng điểm Mobile Friendly cho website của bạn.
Các loại Sitemap khác
Các loại Sitemap khác

Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình xây dựng Sitemap đặc biệt, Agency Đà Nẵng đem đến bạn dịch vụ thiết kế website bán hàng chuẩn SEO theo yêu cầu.

Cách Tạo Sitemap Website

Hiện nay có khá nhiều cách để bạn có thể tạo sitemap cho website tùy theo nhu cầu và quy mô của trang web. Hãy cùng khám phá một số cách tạo sitemap xml phổ biến bên dưới nhé:

Tạo sitemap xml thủ công

Việc tạo sitemap thủ công sẽ phù hợp với các website có quy mô nhỏ, số lượng trang con ít. Tất nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng cách tạo sitemap thủ công này với các trang lớn, nhưng chúng sẽ khiến bạn mất khá nhiều thời gian:

Bước 1: Mở một công cụ chỉnh sửa văn bản bất kỳ có trên thiết bị của bạn (Notepad, TextEdit,…)

Bước 2: Thêm cấu trúc XML cơ bản đã được liệt kê phía trên cho sitemap, lưu ý phải bao gồm đầy đủ các thẻ <urlset>, <url>, <loc>, <lastmod>, <changefreq> và <priority>

Bước 3: Thêm từng URL của trang vào thẻ <loc>. Ngoài ra, bạn cũng có thể một số thông tin bổ sung cho thông tin trên trang web như ngày sửa đổi cuối (<lastmod>), tần suất thay đổi (<changefreg>), mức độ ưu tiên (<priority>).

Tạo sitemap xml thủ công
Các bước tạo sitemap xml thủ công

Bước 4: Lưu file với định dạng .xml. (ví dụ: sitemap.xml)

Tạo sitemap xml thủ công
Các bước tạo sitemap xml thủ công

Tạo sitemap tự động với plugin WordPress

WordPress hiện tại có thể tích hợp với khá nhiều plugin có tính năng tạo sitemap xml hoàn toàn tự động như Yoast SEO, Google XML Sitemaps, Rank Math,… Quy trình sử dụng plugin để tạo xml sitemap google tự động như sau:

Bước 1: Tìm và cài đặt một plugin bất kỳ có tính năng tạo sitemap tự động trong kho plugin của WordPress.

Tạo sitemap tự động với plugin WordPress
Tạo sitemap tự động với plugin WordPress

Bước 2: Kích hoạt plugin, một số plugin có thể sẽ yêu cầu bạn thiết lập cấu hình và cài đặt một số thông tin ban đầu.

Tạo sitemap tự động với plugin WordPress
Tạo sitemap tự động với plugin WordPress

Bước 3:  Truy cập vào phần cài đặt của plugin để kiểm tra Sitemap đã được tạo tự động và sao chép đường dẫn (link) của sitemap.

Tạo sitemap tự động với công cụ online

Bước 1: Mở một trình duyệt bất kỳ trên máy tính của bạn (tốt nhất là sử dụng Google Chrome) và truy cập đường link sau: xml-sitemaps.com. Sau đó, hãy dán URL của website của bạn vào ô Your website’s URL và nhấn nút Start

Bước 2: Sau khi công cụ quét website của bạn xong, bạn sẽ thấy thông báo tạo sitemap thành công (nếu không thành công hãy kiểm tra xem có lỗi trong URL của bạn hay không). Lúc này, bạn nhấp vào View Sitemap Details để xem được chi tiết sitemap google và tải sitemap về máy tính của bạn nhé.

Bước 3: Tải lên tệp sitemap xml bạn vừa tải về thiết bị vào thư mục gốc của website của bạn hoặc một thư mục con nhỏ hơn.

Bước 4: Đăng nhập vào tài khoản Google Search Console của bạn, sau đó chọn website bạn đang triển khai và đến phần Sitemap, thêm địa chỉ sitemap mới tạo vào.

Tạo sitemap tự động với công cụ tạo sitemap online
Tạo sitemap tự động với công cụ tạo sitemap online

Cách Khai Báo Sitemap Với Google

Để có thể khai báo Sitemap XML của website với Google, bạn cần sử dụng công cụ Google Search Console. Sau đây là hướng dẫn cụ thể:

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Google Search Console để xác minh quyền sở hữu tên miền website của bạn.

Bước 2: Chọn Sitemaps >> dán đoạn URL của Sitemap (ví dụ: sitemap.xml) >> Submit

Dán đoạn URL của Sitemap vào ô và nhấn "Gửi"
Dán đoạn URL của Sitemap vào ô và nhấn “Gửi”

Bước 3: Sau khi bạn submit, Google sẽ tiến hành quét (crawl) toàn bộ sitemap của website. Nếu không có lỗi trong sitemap, Google sẽ báo thêm Sitemap thành công.

Nếu không có lỗi Google sẽ báo thành công
Nếu không có lỗi Google sẽ báo thành công

Nếu trong quá trình submit gặp lỗi, Google Search Console sẽ báo Không thành công kèm thêm các lỗi được phát hiện để bạn có thể sửa chúng và Submit lại.

Nếu gặp lỗi Google sẽ báo không thành công
Nếu gặp lỗi Google sẽ báo không thành công

Việc hiểu Sitemap là gì và biết cách tạo cũng như khai báo Sitemap XML với Google là điều mà bất kỳ người làm website, chuyên viên SEO nào cũng cần biết. Nhờ có Sitemap, trang web của bạn sẽ có thứ hạng tìm kiếm cao hơn và tiếp cận được nhiều người dùng hơn. Hy vọng với những tin tức trên, bài viết này đã giải đáp các thắc mắc của bạn về Sitemap Website.

Chia sẻ:

Bài viết liên quan

Quản trị website

Sitemap Là Gì? Hướng Dẫn Tạo Và Khai Báo Sitemap Với Google

Thuật ngữ sitemap là gì? Làm thế nào để tạo...

Xem thêm